Pages - Menu

Pages - Menu

2016-08-17

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỤ ĐIỆN

TỤ ĐIỆN
Giới thiệu chức năng
+ Là link kiện điện tử thụ động được sử dụng rộng rãi trong các mạch điện tử, chúng được sử dụng rộng rãi trong các mạch lọc nguồn, lọc nhiễu, mạch truyền tín hiệu xoay chiều, mạch tạo dao động…
Cấu tạo của tụ điện: Cấu tạo của tụ điện gồm 2 bản cực song song ở giữa có 1 lớp cách điện gọi là điện môi. Người ta thường dùng giấy, gốm, mica, hóa chất làm điện môi.
Tụ điện thường được phân loại theo tên gọi của các chất điện môi này như: Tụ giấy, tụ gốm, tụ hóa.
Hình dáng của tụ điện

Hình ảnh một số tụ điện
+ Ký hiệu của tụ điện là: C
+ Đơn vị của tụ điện: µF
+ Biểu tượng tụ điện trên các mạch điện:

Ký hiệu tụ điện trên mạch điện

Sự phóng nạp của tụ điện
+ Tính chất quan trọng của tụ điện là tính chất phóng nạp của tụ, tụ có khả năng dẫn điện xoay chiều.
+ Tụ nạp điện: Khi công tắc K1 đóng, dòng điện từ nguồn U đi qua bóng đèn để nạp vào tụ. Dòng nạp này làm bóng đền lóe sáng, khi tụ nạp đầy thì dòng nạp giảm bằng 0 vì vậy bóng đèn tắt.
+ Tụ phóng điện: Khi tụ nạp đầy, nếu công tắc K1 mở, công tắc K2 đóng thì dòng điện từ cực dương ( +) của tụ điện phóng qua bóng đèn về cực ( - ) làm bóng đèn lóe sáng, khi tụ phóng hết điện thì bóng đèn tắt.
Cách đọc giá trị điện dung trên tụ điện
+ Tụ hóa: Thường được sử dụng trong các mạch có tần số thấp hoạc dùng để lọc nguồn. Gía trị điện dung của tụ hóa được ghi trực tiếp trên thân tụ
Tụ hóa là tụ phân cực (-), (+) và luôn luôn có hình trụ

Tụ hóa
Gía trị ghi trên thân tụ là 35V/2200µF

+ Tụ giấy và tụ gốm, tụ mica( tụ không phân cực) Các loại tụ này không phân biệt âm và dương thường có điện dung nhỏ hơn 0,47 µF trở xuống, các tụ này thường được sử dụng trong các mạch điện có tần số cao hoạc mạch lọc nhiễu.
Có trị số ghi bằng ký hiệu

+Tụ xoay: Là tụ có thể xoay để thay đổi giá trị điện dung tụ này thường được sử dụng trong Radio để thay đổi tần số cộng hưởng khi ta dò đài

Tụ xoay

Ý nghĩa của các giá trị điện áp ghi trên thân tụ
+ Ta thấy rằng bất kể tụ điện nào cũng được ghi trị số điện áp ngay sau giá trị điện dung, đây chính là điện áp cực đại mà ta chịu được, quá điện áp này tụ sẽ bị nổ.
+ Khi nắp tụ vào trong một mạch điện có điện áp là U thì bao giờ người ta cũng lắp tụ điện có giá trị điện áp Max cao gấp khoảng 1,4 lần.
Ví dụ: mạch có điện áp 12V thì chúng ta phải mắc tụ có điện áp 16V, mạch 24V thì phải mắc tụ 35V.



No comments:

Post a Comment