SƠ ĐỒ KHỐI MÀN HÌNH MÁY TÍNH
(LCD)
1.POWER (Khối nguồn)
Khối nguồn của màn hình
Monitor LCD có chức năng cung cấp các điện áp DC ổn định cho các bộ phận của
máy bao gồm:
+ Điện áp 12V cung cấp
cho khối cao áp.
+ Điện áp 5V cung cấp
cho vi xử lý và IC nhớ.
+ Điện áp 3,3V cung cấp
cho mạch xử lý tín hiệu Video.
Khối nguồn có thể tích
hợp trong máy cũng có thể thiết kế dưới dạng Adapter bên ngoài rồi đưa vào máy
điện áp 12V hoạc 19V một chiều.
2.MCU (Micro Control Unite – Khối Vi xử lý)
Đây là khối có chức
năng điều khiển chung mọi hoạt động chung của máy, bao gồm các điều khiển:
+ Điều khiển tắt mở
+ Điều khiển tắt mở khối
cao áp
+ Điều khiển thay đổi độ
sáng, độ tương phản
+ Xử lý các lệnh từ bàn
phím
+ Xử lý tín hiệu hiển
thị USD
+ Tích hợp mạch xung xử
lý đồng bộ.
3.INVERTER( Bộ đổi điện – Khối cao áp)
Có chức năng cung cấp điện áp cao cho các đèn
huỳnh quang Katot lạnh để chiếu sáng màn hình
+ Thực hiện tắt mở ánh
sáng trên màn hình
+ Thực hiện thay đổi độ
sáng trên màn hình
4.ADC ( Mạch analog Digital
Converter)
Mạch này có chức năng đổi
các tín hiệu hình ảnh R, G, B từ dạng tương tự sang tín hiệu số rồi cung cấp
cho mạch Scanling.
5. SCALING ( Xử lý tín hiệu Video, chia tỷ lệ khung hình)
Đây là mạch xử lý tín hiệu chính của máy, mạch
này sẽ phân tích tín hiệu video thành các giá trị điện áp để đưa lên điều khiển
các điểm ảnh trên màn hình, tạo tín hiệu quét ngang và quét dọc trên màn hình,
mạch này thường được gắn liền với đèn hình.
6. LVDS (Low voltage differential Signal)
Đây là mạch xử lý tín
hiệu vi phân điện áp thấp, mạch thực hiện đổi tín hiệu ảnh số thành điện áp đưa
lên điều khiển các điểm ảnh trên màn hình, tạo tín hiệu quét ngang và quét dọc
trên màn hình, mạch này thường gắn liền với đèn hình.
7. LCD PANEL ( Màn hình tinh thể lỏng)
Đây là toàn bộ phần hiển thị LCD và các lớp tạo
ánh sáng nền của đèn hình
Phần hiển thị LCD sẽ
tái hiện lại ánh sáng cho các điểm ảnh, sau đó sắp xếp chúng lại theo trật tự
ban đầu để tái tạo hình ảnh ban đầu.
No comments:
Post a Comment