CHIA SẺ KIẾN THỨC

Menu

KHỐI NGUỒN XUNG

KHỐI NGUỒN XUNG

Nguồn xung là một loại nguồn chúng ta bắt gặp trong nhiều bo mạch điện tử của ti vi, máy tính…Vì vậy kiến thức về nguồn xung rất quan trọng đối với các kỹ thuật sửa chữa điện tử.
Dưới đây là sơ đồ khải quát của một mạch nguồn xung. Các bạn có thể tham khảo nhé!
Nguồn xung gồm các bộ phận sau:
+ Mạch lọc nhiễu
+ Mạch chỉnh lưu và lọc
+ Mạch dao động
+ Mạch hồi tiếp
+ Mạch biến đổi điện áp 3000V thành điện áp cần dùng

                                                   Sơ đồ khái quát khối nguồn xung

Để đi chi tiết và cho các bạn dễ hình dung mình sẽ phân tích một mạch nguồn xung chi tiết dưới đây.
Mạch nguồn xung này gồm bốn phần chính
+ Mạch cung cấp điện áp DC 300V
+ Mạch biến đổi dòng điện DC tạo ra điện áp 12v, 5v…( mạch dao động tạo xung)
+ Mạch hồi tiếp so quang
+ Mạch bảo vệ
Sơ đồ chi tiết một khối nguồn xung tiêu biểu

1.Mạch cung cấp tạo điện áp DC 300V
Mạch gồm cầu chì bảo vệ qua dòng, khi có một linh kiện nào đó bị chập thì cầu chì sẽ bị đứt để bảo vệ an toàn cho các mạch khác.
Tu C0 là tụ bảo vệ quá áp đầu sau cầu chì, khi điện áp tăng cao đột ngột lên tới 260v thì tụ bị chập, dẫn đến cầu chì bị đứt để bảo vệ an toàn cho máy.
Cuộn cảm ( L1), C1: Là mạch lọc nhiễu cao tần dùng để chặn các xung nhiễu theo đường điện AC không cho vào máy.
RT: Điện trở hạn dòng, ở nhiệt độ thường thì RT xấp xỉ = 10Ω để hạn chế dòng nạp vào tụ lọc nguồn chính qua mạch khi mới cấp điện, khi có dòng điện đi qua, R giảm dần = 0Ω.
Cầu diot( BD1) có nhiệm vụ nắn dòng xoay chiều( AC) thành dòng một chiều (DC).
Tụ lọc 104 có nhiệm vụ lọc 300v cho bằng phẳng.
Mạch lấy điện áp 300V

2. Mạch biến đổi tạo ra điện áp thứ cấp 5V và 12V
Khi có điện áp 300V ( DC) đi vào RM cấp nguồn nuôi ban đầu cho mạch dao động ( khoảng 2s đầu). Khi mạch dao động chạy sẽ phát ra khung điều khiển cho đèn công suất đóng mở tạo ra dòng điện biến thiên chạy qua cuộn dây SC1-2 đồng thời trên cuộn dây TC3-4, TC6-7 ta thu được các mức điện áp theo thiết kế. Điện áp trên cuộn dây SC3-4 được chỉnh lưu và lọc DC rồi đưa về nuôi mạch duy trì dao động thay cho R mồi. Nếu không có điện áp đưa vào chân VCC thì nguồn lại nghỉ và điện áp ra bị ngắt quãng.
Điện áp trên cuộn dây TC5-6-7 được chỉnh lưu và lọc nhiễu bằng tụ C7 và tụ C8 để cung cấp cho các mạch điện khác trong máy.
Mạch dập xung R2, C4, D1: Để cắt bớt xung có biên độ cao để bảo vệ đèn công suất trong IC.

3.Mạch hồi tiếp để ổn định điện áp ra
IC phải được thiết kế chân FB (hồi tiếp) có hai lọa FB+ và FB-
+ FB+: có điện áp tỷ lệ thuận với điện áp ra, trong mạch FB+ được thiết kế nối với chân 4 của IC so quang (PC 817), chân 3 của IC so quang nối với cực mát ( GND).
FB- : Có điện áp tỷ lệ nghịch với điện áp ra, FB- được nối với chân 3 của IC so quang ( PC 817) chân 4 nối về chân nguồn VCC hoạc VREF( điện áp chuẩn)
*Nguyên lý ổn áp: Giả sử khi điện áp vào tăng dần đến điện áp ra có xu hướng tăng và UM có xu hướng tăng làm cho dòng điện đi qua IC 431 tằng ( TL 431) làm cho điện áp ra giảm về vị trí thiết kế. Trong các trường hợp hỏng các linh kiện thuộc mạch hồi tiếp so quan, dẫn đến dòng HT mất, khi đó điện áp ra có thể tăng gấp 2 hoạc 3 lần so với điện áp ban đầu.
*Các chân của IC công suất nguồn xung
+ Chân D(C): được cấp U =300V thông với cuộn sơ cấp biến áp và đến cực dương tụ lọc 300V.
+ Chân RM : Cấp điện áp mồi ban đầu cho IC nếu IC tích hợp thì RM không có ở ngoài: Có 3 dạng cấp điện áp mồi là đi vào chân VSTASF, đi vào chân VCC hoạc tích hợp trong IC.
+Chân FB nối với IC so quang
+ Chân Vcc: Chân cấp nguồn nuôi hoạc điện áp hồi tiếp duy trì dao động.
+ Chân GND: Nối với mát
+ Chân OPP: Chân bảo vệ quá áp nếu có
+OCP: Chân bảo vệ quá dòng ( nếu có)

Mạch hồi tiếp để ổn định điện áp

4.Các mạch bảo vệ
*Mạch bảo vệ quá áp: Mạch dao động trong IC được thiết kế chân bảo vệ ISEN có đặc điểm là khi chân này có điện áp tăng đến 0,5V thì IC ngắt dao động, người ta mắc DZ 15v từ chân VCC sang chân ISEN ( ISEN là chân biến động) khi mất hồi tiếp điện áp các đầu dây bị tăng cao khi đó có dòng qua DZ( vượt ngưỡng UDZ) dẫn đến IC ngắt dao động và sau đó nguồn có 2 dạng: Điện áp ra cao và dao động và có điện áp ra rồi mất ngay
* Mạch bảo vệ quá dòng: Trong trường hợp đầu ra ( phụ tải) bị chập, khi đó đèn công suất làm việc quá tải có thể bị hỏng IC nguồn. Để bảo vệ quá dòng người ta mắc thêm RS (từ 0,5-1V). Khi nguồn hoạt động bình thường thì sụt áp trên RS khoảng 0,2V, khi phụ tải bị chập dẫn đến sụt áp trên RS tăng đến 0,5V nên ISEN cho ngắt dao động, khi đó điện áp ra rất thấp hoạc mất.




Share This:

Quang Tuyen

Tôi là một người đam mê công nghệ , tin học và máy tính. Mong được kết bạn với tất cả mọi người ở mọi miền đất nước có cùng đam mê để được chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm thông Bloger này. Những kiến thức mà tôi học được và chia sẻ trong Bloger này có thể nhiều chỗ sai nên tôi rất mong được các bạn góp ý kiến bằng những lời bình luận phía dưới bài viết.

11 comments to ''KHỐI NGUỒN XUNG"

ADD COMMENT
  1. mình có cái nguồn xung plc. Kiểm tra đầu vào là 25.2VDC nhưng đầu ra kiểm tra các chân ko có vol nào cả? Vậy cso phải hư cái biến áp xung ko bạn

    ReplyDelete
  2. Dài dòng khó hiểu lâu nhớ cho người mới, ai cần học nguồn xung cơ bản (gồm 14lk, cục sạc đt) đến nâng cao mình cho tài liệu này.

    ReplyDelete
  3. Gửi cho mình qua mail hocnhanquan@gmail.com, thank

    ReplyDelete
  4. Xin gửi cho tôi tài liệu ndh2005v@gmail.com

    ReplyDelete
  5. Very useful information shared in this article, nicely written! I will be reading your articles. Looking forward to read such knowledgeable articles 검증사이트

    ReplyDelete

  • To add an Emoticons Show Icons
  • To add code Use [pre]code here[/pre]
  • To add an Image Use [img]IMAGE-URL-HERE[/img]
  • To add Youtube video just paste a video link like http://www.youtube.com/watch?v=0x_gnfpL3RM