CHIA SẺ KIẾN THỨC

Menu

CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG


CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG

    Giới thiệu về đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ một kỹ thuật viên nào, đồng hồ vạn năng có bốn chức năng chính là đo điện trở, đo điện áp một chiều (DC), đo điện áp xoay chiều ( AC) và đo dòng điện.
Ưu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại link kiện, thấy được sự phóng nạp của tụ điện nhưng có hạn chế về độ chính xác
Đồng hồ vạn năng
    Cách đo
     Đo dòng điện xoay chiều ( AC): Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về thang AC và chú ý để thang AC cao hơn điện áp cần đo. Ví dụ điện lưới chúng ta sử dụng là 220V thì chúng ta để thang đo 250V trên thang đo đồng hồ. Chú ý chúng ta nên để thang đo cao hơn 1 ít so với điện áp đo bởi vì khi chúng ta để thang đo thấp hơn thì kim báo kịch, còn để cao quá thì sai số  quá cao gây thiếu chính xác.
Thứ tự đo: Trước tiên ta bật chuyển mạch về vị trí thang đo điện áp xoay chiều tương ứng và lớn hơn điện áp cần đo.
Đưa hai que đo vào 2 cực của nguồn điện không phân biệt cực tính que đo khi đo vì đây là dòng điện xoay chiều.

Đọc kết quả đo = Vị trí thang đo/số vạch tổng * số vạch kim chỉ


Chú ý: Người đo tuyệt đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo điện áp xuay chiều làm như vậy đồng hồ sẽ hỏng ngay lập tức.


Sử dụng đồng hồ vạn năng để đo dòng điện AC

      Đo điện áp một chiều( DCV): Khi đo ta bật chuyển mạch đồng hồ về vị trí thang đo điện áp một chiều tương ứng và thường có điện áp lơn hơn điện áp cần đo. Khi đo ta phải chú ý cực tính của nguồn điện và cực tính của que đo đồng hồ nghĩa là que đo đỏ ta cắm vào cực dương của nguồn điện, que đo đen ta cắm vào cực âm của nguồn điện nếu cắm sai cực tính có thể làm hỏng đồng hồ.

Đọc kết quả đo = Vị trí thang đo/ số vạch khắc độ * Số vạch kim chỉ


Đồng hồ vạn năng đo dòng điện một chiều
    Đo điện trở(ÔM): Ta bật chuyển mạch đồng hồ về vị trí thang đo điện trở tương ứng, sau đó chập 2 que đồng hồ với nhau đồng thời sử dụng núm chỉnh Q0 để kim đồng hồ chỉ về vị trí 0 ÔM.
Kết quả đo = Vị trí kim chỉ * Vị trí thang đo

Chú ý: Khi đo tuyệt đối không cầm 2 tay vào phần kim loại của que đo khi đo điện trở
    Đo Cường độ dòng điện ( DC mA)
Khi đo dòng điện( DC mA) ta bật chuyển mạch đồng hồ về vị trí đo cường độ dòng điện lớn hơn cường độ dòng điện cần đo. Đồng hồ được mắc nối tiếp với phụ tải cần đo. Que đo đỏ đồng hồ luôn hướng về cực dương nguồn điện, que đo đen hướng về cực âm của nguồn
*Chú ý khi đo dòng điện hoạc điện áp nếu không ước lượng được giá trị cần đo ta phải vặn chuyển mạch đồng hồ về thang đo lớn nhất sau đó giảm dần cho phù hợp.

                                      Video giới thiệu khái quát về đồng hồ vạn năng



Nếu bạn thấy video hữu ích cho bạn hãy nhấn nút " Đăng ký" phía dưới video để được cập nhật những video mới nhất.

                                                                                            


Share This:

Quang Tuyen

Tôi là một người đam mê công nghệ , tin học và máy tính. Mong được kết bạn với tất cả mọi người ở mọi miền đất nước có cùng đam mê để được chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm thông Bloger này. Những kiến thức mà tôi học được và chia sẻ trong Bloger này có thể nhiều chỗ sai nên tôi rất mong được các bạn góp ý kiến bằng những lời bình luận phía dưới bài viết.

1 comment to ''CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG"

ADD COMMENT
  1. Công ty TK Tech là đại lý phân phối Đồng Hồ Vạn Năng chính hãng giá rẻ hàng đầu Việt Nam
    Đồng hồ vạn năng Hioki
    Đồng hồ vạn năng Tenmars

    ReplyDelete

  • To add an Emoticons Show Icons
  • To add code Use [pre]code here[/pre]
  • To add an Image Use [img]IMAGE-URL-HERE[/img]
  • To add Youtube video just paste a video link like http://www.youtube.com/watch?v=0x_gnfpL3RM