LOA VÀ RƠ LE
LOA
VÀ RƠ LE
CẤU TẠO CỦA LOA
+ Gồm một nam châm hình
trụ có hai cực lồng vào nhau, Cực N ở giữa và cực S ở xung quanh giữa hai cực tạo
thành một khe từ có từ trường khá mạnh, một cuộn dây được gắn với màng loa và
được đặt trong khe từ, màng loa được đỡ bằng gân cao su mềm giúp cho màng loa
có thể dễ dàng dao động ra vào.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Loa
+ Hoạt động: Khi ta cho
dòng điện âm tần( điện xoay chiều từ 20Hz đến 20.000HZ) chạy qua cuộn dây, cuộn
dây chạy qua từ trường biến thiên và bị từ trường cố định của nam châm đẩy ra,
đẩy vào làm cuộn dây dao động, màng loa dao động theo và phát ra âm thanh.
*Chú ý tuyệt đối không
được đưa dòng điện một chiều vào loa, vì dòng điện một chiều chỉ tạo ra từ trường
cố định và cuộn dây của loa chỉ lệch về một hướng rồi dừng lại, khi đó dòng điện
một chiều qua cuộn dây rồi tăng mạnh ( do không có điện áp cảm ứng theo chiều
ngược lại) vì vậy cuộn dây sẽ bị cháy.
+ Micro thực chất là một
chiếc loa thu nhỏ, về cấu tạo giống như loa thường, nhưng Micro có số vòng quấn
trên cuộn dây lớn hơn loa rất nhiều vì vậy trở kháng của cuộn dây Micro là rất
lớn khoảng 600Ω( trở kháng loa từ 4 Ω - 16 Ω) ngoài ra màng micro cũng được cấu
tạo rất mỏng để dễ dàng dao động khi có âm thanh tác động vào. Loa là thiết bị
để chuyển dòng điện thành âm thanh còn Micro thì ngược lại, Micro đổi âm thanh
thành dòng điện âm tần.
Micro cầm tay
RƠ LE: Là một ứng dụng của cuộn dây trong sản xuất
thiết bị điện tử, nguyên lý hoạt động của Role là biến đổi dòng điện thành từ
trường thông qua cuộn dây, từ trường lại tạo thành lực cơ học thông qua lực hút
để thực hiện một động tác về cơ khí như đóng mở công tắc, đóng mở các hành
trình của một thiết bị…
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Rơle
No Comment to " LOA VÀ RƠ LE "